Quá nhiều nỗi đau

Hôm qua ta cơ hồ khóc một trận đã đời, tuy có đôi chút giả tạo do phải nghe nhạc buồn của các vị Ngũ đại hiệp mãi mới thấm, nghe mãi nghe mãi tới khúc “Tọa bên em” mới bắt đầu sụt sịt rồi lẳng lặng giữa đêm chui vào nhà cầu bịt miệng ngồi vừa nghe ballad vừa quẹt mắt vừa xì mũi không thôi. Liền một canh mới an an ổn ổn ngừng lại đi ngủ, thiệt mệt muốn chết.

Có phải do ta chai sạn với thống khổ *như các vị bằng hữu hằng nói* nên cơ hồ tuyến lệ mới ngưng trệ như thế không?

Nước mắt của ta giữ lại trong lòng nhiều, nó thấm ngược vào tâm can rồi ủng rữa tim ta, thành một thứ méo mó chây ì không còn xúc động được nữa.

Là do ai?

Ta đổ lỗi cho gia cảnh và phụ thân ta đã nhiều, cơ hồ bây giờ cũng không có câu trả lời đích xác nữa.

 

Tới tối nay, đọc xong đệ ngũ thập cửu chương của Đại giá quí phi, lướt mắt qua hàng tá dòng kể lể về sự sủng ái thị tẩm của Thiên ca, ta không còn cảm thấy bực dọc đau đớn nổi nữa.

Thật là ta đã chai sạn?

 

Trần đời có ai như ta, chỉ mong được khóc cho nhẹ nhõm. Mỗi lần đau buồn phải cố gắng lắm, vô cùng khổ sở mới nhỏ ra được một giọt lệ, một bên mắt. Thật lệch lạc và giả tạo. Mỉa mai thay.

 

Lão thiên gia căn bản là không có nghe ta cầu nguyện?

3 thoughts on “Quá nhiều nỗi đau

  1. Đau buồn vốn dĩ không phải cố khóc. Nhưng nếu khóc có thể làm ngươi nhẹ lòng hơn, thì…

    Nếu có thể có thể giãi bày hết tất cả tâm tư, liệu nỗi đau khổ có thể vợi bớt?

    • Ngươi vô tình lại làm ta đau nhói. Đau buồn đích là không phải “cố” mới trào ra nước mắt. Xưa nay ta vẫn hằng thắc mắc: “Phải chăng ta chưa đủ đau đớn nên mới không thể nhỏ lệ?” *cười nhạt nhẽo* Vậy ta phải thế nào mới được coi là thực sự bi ai tới nỗi trào dâng nước mắt? Ta bị hành hạ nhường này mà vẫn chưa đủ, nực cười thay.
      Ta bị bệnh ngại nói, bởi thống khổ của ta chất chứa quá nhiều. Dù là những thứ vụn vặt, nếu xếp lên nhau và dồn đống lại thì cơ hồ cũng có thể đè chết người đấy.
      Chiều ta học Kĩ năng giao tiếp, có luận tới chủ đề vì lẽ gì mà người ta tự tử, ngươi biết sao không?

      Vì nỗi đau không đem san sẻ ra với ai, tích tụ lâu ngày dẫn tới bế tắc, không có lối thoát và phải chọn giải pháp đoạt mệnh.

      Ta hơi giật mình.

  2. Ta đếch biết nói thế nào nữa, nhưng ngươi đừng có nói đến những những thứ không thể, ví dụ như đoạt mệnh. Ngươi đương nhiên hiểu rõ nó là như thế nào, vậy thì đừng có dễ dàng nói ra những lời như thế. Ta thực sự rất ghét nghe lời này, nhất là từ ngươi, có hiểu?

    Bi ai nộ ái tùy theo từng người. Vốn dĩ có phải ngươi lấy nước mắt làm tiêu chuẩn cho những nỗi đau? Chẳng lẽ kẻ khó suốt ngày khóc lóc thì là giàu tình cảm, là đau khổ vô bờ trong khi kẻ chả bao giờ khóc tức là y chẳng có đến nửa phân đau khổ? Ta thì cho rằng khóc ấy chỉ là biểu hiện của sự yếu đuối và bất lực; Không khóc ấy cũng không nhất thiết phải là quá mạnh mẽ, nhưng dồn nến llâu ngày rồi sẽ sinh bệnh. Vốn dĩ những lúc đau khổ như vậy nên nghĩ nhiều hơn đến bản thân mình, nên yêu thương và trân trọng nó. Vốn lẽ yêu mình là điều tự nhiên và đúng đắn nhất, yêu mình tức là làm cho bản thân được thoải mái, chứ không phải để nó cứ dặt vằn như vậy/

    Ta biết, những gì ta nói, hẳn ngươi cũng đã biết. Theo đạo phật vốn dĩ chúng sinh ngập tràn trong bể khổ là do “dục”-tức là những ham muốn không bao giờ cạn. Vậy tại sao tất cả mọi người không đi diệt dục-diệt hết nỗi đau khổ-( tức đi tu) để tâm hồn được thanh tịnh? Ấy là bởi phàm là người trần mắt thịt, chẳng ai là không có ham muốn, dẫu biết khó khăn nhưng cứ lao vào bể khổ đấy, là bởi trong đó còn có những thứ mà cuộc đời thanh tinh yên bình kia không thể nào có, và vì tuổi đời chưa đến lúc cần sự thanh tịnh và phải có nó.

    Bảo rằng đau khổ của ngươi sẽ hết là điều không thể, chúng nhân cũng không thể, ấy là cái vòng xoáy luân hồi không thể thay đổi. Cũng đừng quá cố tìm hiểu nguyên nhân của nỗi khổ đau bởi vốn lẽ ngươi có chắc khi không phải chịu đựng những thứ đang chịu đựng, ngươi sẽ hạnh phúc? làm cho bản thân cảm thấy thoải mái một chút, trong nỗi đau khổ, sẽ trân trọng và nhận ra nhiều giá trị.

    Lời lẽ nếu có phần hơi nặng, thì cũng là ta nghĩ cho ngươi.

Leave a comment